logo

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm: User-centered Design

Hầu hết các nhà thiết kế UX đều tuân theo một framework (khuôn khổ) hoặc quy trình cụ thể khi tiếp cận công việc của họ, từ ý tưởng đầu tiên cho đến khi ra mắt sản phẩm cuối cùng. Xin nhắc lại, một khuôn khổ tạo ra cấu trúc cơ bản tập trung và hỗ trợ vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết, giống như một đề cương cho một dự án.

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các framework phổ biến. Bài đọc này sẽ đi sâu vào chi tiết hơn về quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm. Bạn có thể sử dụng một framework cụ thể hoặc nhóm của bạn có thể sử dụng một cách tiếp cận khác nhau cho mỗi dự án. Mỗi nhà thiết kế và mỗi đội đều khác nhau. Dù vậy, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu rõ về từng khuôn khổ trước khi bắt đầu thiết kế.

1. User-centered design (Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm) là gì?

Theo Don Norman – cha đẻ của triết lý này, Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (UCD) là một quá trình thiết kế lặp đi lặp lại trong đó các nhà thiết kế tập trung vào người dùng và nhu cầu của họ trong từng giai đoạn thiết kế. Trong quá trình UCD, các nhóm thiết kế tập trung vào giải quyết đúng vấn đề theo nhu cầu và khả năng của con người, thông qua nhiều kỹ thuật nghiên cứu và thiết kế, để tạo ra các sản phẩm có khả năng sử dụng cao và dễ tiếp cận cho họ.

2. User-centered design process (Quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm)

thiết kế lấy người dùng làm trung tâm user centered design

Mỗi giai đoạn của quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm đều tập trung vào người dùng mục tiêu và nhu cầu của họ. Đó là một quá trình lặp đi lặp lại, có nghĩa là các nhà thiết kế quay lại các giai đoạn nhất định, để tinh chỉnh thiết kế của họ và tạo ra sản phẩm tốt nhất có thể cho người dùng mục tiêu của họ. Cốt lõi của quá trình UCD là sự thấu hiểu, đồng cảm với người dùng. Nó không chỉ là về những gì một sản phẩm mang lại cho người dùng, mà còn về trải nghiệm tương tác với thiết kế khiến người dùng cảm thấy như thế nào. Dưới đây là các bước quan trọng trong quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm:

  • • Hiểu cách người dùng trải nghiệm sản phẩm. Bạn muốn biết cách người dùng sẽ tương tác với thiết kế của bạn, cũng như môi trường hoặc bối cảnh mà họ sẽ trải nghiệm sản phẩm. Hiểu được điều này đòi hỏi nhiều nghiên cứu, chẳng hạn như quan sát người dùng trong hành động và thực hiện các cuộc phỏng vấn, mà chúng ta sẽ khám phá thêm ở phần sau.
  • Xác định nhu cầu của người dùng. Dựa trên nghiên cứu của bạn, hãy tìm ra vấn đề nào của người dùng là quan trọng nhất để giải quyết.
  • Đưa ra giải pháp thiết kế. Đưa ra nhiều ý tưởng cho các thiết kế có thể giải quyết các vấn đề của người dùng mà bạn đã xác định. Sau đó, bắt đầu thực sự thiết kế những ý tưởng đó!
  • Đánh giá các giải pháp bạn đã thiết kế so với nhu cầu của người dùng. Hãy tự hỏi bản thân, thiết kế mà tôi tạo ra có giải quyết được vấn đề của người dùng không? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên chạy thử sản phẩm mình thiết kế với người thật và thu thập phản hồi.

Quy trình trên được lặp lại để hoàn thiện sản phẩm. Các yếu tố như mục tiêu thiết kế, đội nhóm thiết kế, thời gian và môi trường mà sản phẩm được phát triển, sẽ xác định các giai đoạn thực hiện thích hợp cho dự án và thứ tự của các bước. Bạn có thể làm theo quy trình phát triển phần mềm theo mô hình thác nước (waterfall), mô hình agile hoặc bất kỳ mô hình xây dựng phần mềm nào khác.

 

3. Các nguyên tắc cho quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm dựa trên một số nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng cho quá trình thiết kế sản phẩm:

  • • Thiết kế cho người dùng và nhu cầu của họ. Bạn có thể bị hấp dẫn khi thiết kế thứ gì đó theo một cách nhất định vì nó trông bắt mắt hoặc giải quyết được một trong những vấn đề của riêng bạn, nhưng điều cần thiết là bạn phải nhớ rằng bạn không phải là người dùng cuối. Bạn đang thiết kế để giúp một nhóm người đa dạng với những nhu cầu cụ thể.
  • • Người dùng tham gia vào quá trình thiết kế ngay từ đầu. Các quyết định thiết kế quan trọng được đánh giá dựa trên cách chúng hoạt động đối với người dùng cuối.
  • • Tầm quan trọng của việc làm rõ yêu cầu. Nhóm thiết sản phẩm luôn cố gắng điều chỉnh phù hợp nhu cầu của người dùng.
  • • Lấy phản hồi của người dùng trong suốt vòng đời sản phẩm. Nhóm thiết kế sản phẩm tiến hành thu thập và phân tích phản hồi từ người dùng thường xuyên. Thông tin này giúp nhóm đưa ra quyết định tập trung hơn vào người dùng.
  • • Quy trình thiết kế lặp đi lặp lại. Nhóm sản phẩm không ngừng làm việc để cải thiện trải nghiệm người dùng; nó đưa ra những thay đổi dần dần khi hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của họ.

Mỗi quá trình phát triển sản phẩm là một hành trình. Nhóm thiết kế sản phẩm đưa ra rất nhiều quyết định trong suốt quá trình do đó sản phẩm cuối cùng là kết quả của những quyết định đó. Nếu chúng ta ưu tiên nhu cầu và mong muốn của người dùng, đồng thời thực sự cố gắng tạo ra một thiết kế tập trung vào nhu cầu người dùng, hành trình của chúng ta sẽ kết thúc với một sản phẩm mà người dùng sẽ yêu thích.

 

Tham khảo: 

Thiết kế của những thứ hàng ngày – Don Norman

• https://www.interaction-design.org/literature/topics/user-centered-design

• https://xd.adobe.com/ideas/principles/human-computer-interaction/user-centered-design/

 

Nếu bạn đang quan tâm đến Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và muốn tìm hiểu thêm về các kỹ năng và kiến thức cần thiết Hãy theo dõi Capi News và Fanpage của Capi Demy để cập nhật những tin tức, kiến thức và xu hướng trong ngành UI/UX bạn nhé!

Các bạn có thể tham khảo khóa học UI/UX Design tại Capi Demy nhé!

Liên hệ tư vấn theo:

Trang mạng:

https://capidemy.vn/

https://capidemy.com/

Hotline: 0869 865 379

Email:  capidemy@gmail.com

Địa chỉ:

Cơ sở HN: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cơ sở HCM: Số 14, đường số 3, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Frame 39854
Frame 39857

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin Tức Của Capi

logo

Điền thông tin của bạn tại đây

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin, sau khi nhận được thông tin Capi sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn một ngày vui vẻ