UX Writer là gì?
UX Writer (User Experience Writer) – người viết nội dung tương tác cho các sản phẩm công nghệ. Tất cả những nội dung trên ứng dụng/hệ thống như trang chào mừng, đăng nhập, các thông báo hay nút bấm,… những thông tin mà người dùng đọc, thấy trên suốt hành trình trải nghiệm sản phẩm chính là “thành quả” của UX Writer.
Cũng là “writer”, nhưng “writer” này… lạ lắm, công việc UX Writer vẫn chưa phải là một vị trí quá phổ biến ở thị trường Việt Nam khi so sánh với những nghề nghiệp đã phát triển mạnh mẽ khác như Content Writer, Copywriter,…
Tuy nhiên, việc viết lách đa phần chưa phải là thế mạnh của những người làm thiết kế (ở thị trường Việt Nam) – nơi mà trước đây, cầu thị trường tìm kiếm những người biết vẽ để xây dựng giao diện bước đầu trước. Vì vậy, mảnh đất UX Writer vẫn đang chứa rất nhiều cơ hội cho những “người cầm bút” rẽ hướng để tìm những không gian sáng tạo mới trong công việc.
Khi “bẻ lái” sang UX, Content Writer sẽ cần thay đổi những gì?
1. Góc nhìn
Thay vì viết để bán sản phẩm, UX Writer viết để hướng dẫn người dùng sử dụng sản phẩm một cách đơn giản. Content Writer chuyển sang UX Writer nghĩa là bạn phải chuyển đổi từ “sale-mindset” sang “product-mindset” nhiều hơn. Áp lực của UX Writer không phải là áp lực “phải bán được hàng”, mà là áp lực làm sao để người dùng hiểu họ nên làm gì tiếp theo khi đọc những thông điệp bạn viết. Làm Content Writer, bạn đứng trên góc nhìn, chịu trách nhiệm với lợi ích của doanh nghiệp nhiều hơn. Làm UX Writer, bạn vẫn phải đứng trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp, nhưng lợi ích này chỉ có thể đảm bảo được khi người dùng sử dụng sản phẩm dễ dàng.
2. Cách viết
Thay vì viết những ngôn từ quyến rũ, tạo thu gút, gây chú ý để khách hàng cảm thấy thật “wow”, bạn cần dùng những từ ngữ phổ thông, dễ hiểu để hướng dẫn người dùng (thực hiện một nhiệm vụ nào đó). Có thể hiểu rằng, thay vì viết một cách hoa mỹ và bay bổng, đôi khi có thể dài dòng để dẫn lối khách hàng, là UX Writer, bạn cần viết ngắn nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo người dùng đọc hiểu và tiếp tục thực hiện được luồng tương tác một cách dễ dàng. Chúng ta thường xuyên chỉ có những màn hình nhỏ xíu để truyền đạt đến người dùng những thuật ngữ, khái niệm chuyên môn rất khó hiểu (đặc biệt trong những lĩnh vực phức tạp như tài chính, bảo hiểm, y tế,…). Và người dùng chắc chắn sẽ không đủ kiên nhẫn đọc một đoạn nội dung gần chục dòng trên màn hình để hiểu những điều bạn muốn diễn giải, kể cả khi bạn đã cố gắng giãn dòng, dùng bullet,… Có câu rằng: Viết dài không khó, viết ngắn mới khó, bạn đã từng thử chưa?
3. Đồng đội và đối tác
Thay vì làm việc với team marketing – những người có cùng điểm nhìn, bối cảnh, nền tảng kiến thức, sở thích (những người “giống” bạn), là một UX Writer, bạn sẽ làm việc với Designer và đội ngũ phát triển sản phẩm – những người có xuất phát điểm, mục tiêu và kiến thức chuyên môn khác bạn rất nhiều. UX Writer không thể làm việc độc lập, vì mọi thay đổi bạn tạo ra sẽ tác động trực tiếp lên giao diện, cấu trúc của ứng dụng/hệ thống, tạo sự ảnh hưởng đến chính những đồng đội khác chuyên môn đang làm việc cùng bạn. Việc này đặt ra thử thách cho bạn trong việc teamwork và linh hoạt góc nhìn, nhưng đó là thử thách thú vị và đáng thử, phải không?
Bài viết được chia sẻ bởi chị Nguyễn Lê Phương Anh – Giảng viên tại Capi Demy
Tổng kết
Qua bài viết trên thì Capi đã gửi tới bạn những xu hướng UI UX của năm 2023 mong rằng những thông tin này sẽ có thể giúp bạn định hướng cho công việc của bản thân vào năm tới đặc biệt khi năm 2022 đã gần qua rồi. Nếu có bất kì góp ý hay thắc mắc nào hay gửi tới fanpage Capi Demy để được giải đáp nhanh nhất nha!
Tham khảo thêm thông tin về khóa học tại: https://capidemy.vn/khoa-hoc/tat-ca-khoa-hoc/
Thông tin liên hệ tư vấn:
Fanpage: Capi Demy
Email: capidemy@gmail.com
Website: Capidemy.vn
Address: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội