Phỏng vấn các bên liên quan (Stakeholders interview) là một trong những phương thức nghiên cứu định tính phổ biến nhất trong giai đoạn thực hiện dự án. Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần xây dựng chiến lược, cụ thể có những giai đoạn như sau.
Xác định vấn đề hiện trạng của dự án
Ở giai đoạn này, chúng ta cần tổng hợp các thông tin đã nhận được và tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên yêu cầu đã nhận. Về cơ bản, những thông tin mà bắt buộc cần phải nắm được và khoanh vùng bao gồm:
• Thông tin về đơn vị đối tác: Thông tin về loại hình ngành của doanh nghiệp, giá trị thương hiệu…
• Thông tin về nhóm đối tượng khách hàng và người dùng mục tiêu: khách hàng/người dùng mục tiêu ưu tiên, nhóm khách hàng/người dùng tiềm năng, nhóm khách hàng/người dùng trung thành…
• Thông tin về sản phẩm hiện tại (nếu có): Tình trạng, tiến độ, kỹ thuật…
• Các yêu cầu về sản phẩm: Các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, hình ảnh…
• Thông tin về đối thủ: Đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp…
Xác định mục tiêu phỏng vấn và kế hoạch phỏng vấn
Ở bước này, chúng ta cần tiến hành phân tích thông tin để xác định mục tiêu phỏng vấn. Từ đó đưa ra kế hoạch để thực hiện. Thông tin cơ bản cần phân loại ra được bao gồm:
1. Về tính năng
• Các nhóm tính năng liên quan và ảnh hưởng đến nhau
• Những tính năng đã có
• Những tính năng chưa có
• Những tính năng đã có nhưng cần ưu tiên cải thiện
• Những tính năng chưa có cần ưu tiên cải thiện
• Nhóm tính năng mong muốn đến từ đối tác
Ở bước này thông thường chúng ta cần làm việc với BA để xác định toàn bộ nghiệp vụ một cách chính xác.
2. Về thiết kế
• Phong cách thiết kế hiện tại
• Phong cách thiết kế mong muốn
• Màu sắc thương hiệu, tỷ lệ dùng màu
• Typeface gốc
• Reference (nếu có)
• Những yêu cầu về thể hiện thương hiệu
3. Về công nghệ
• Các yêu cầu về công nghệ được sử dụng
• Các yêu cầu về công nghệ tích hợp
• Những chỉ số cần đạt…
Sau khi phân tích thông tin, cần chắt lọc những chi tiết chưa được làm rõ và ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án. Tổng hợp lại toàn bộ những vấn đề cần xác định và xây dựng kế hoạch thực hiện nghiên cứu.
Để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đầu tiên bạn cần phải xác định loại hình phỏng vấn mà bạn muốn thực hiện. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc xây dựng kế hoạch thực hiện loại hình phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện nhiều nhất – phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-structured Interview).
Để xây dựng kế hoạch phỏng vấn, bước đầu tiên cần làm là xác định đối tượng được phỏng vấn
Xác định đối tượng phỏng vấn
Ở bước này, trước hết chúng ta cần khoanh vùng các đối tượng cần thực hiện phỏng vấn. Bạn đọc có thể tham khảo bảng phân loại các Stakeholders như sau:
Dựa trên danh sách này, khi thực hiện khoanh vùng đối tượng, chúng ta cần phải lựa chọn những người phù hợp với mục tiêu phỏng vấn của mình. Đối tượng phải là người có thể tiếp cận, tình nguyện và sẵn sàng bỏ thời gian để thực hiện phỏng vấn. Bên cạnh đó, đối tượng được phỏng vấn phải là những người có thông tin về những vấn đề bạn cần tìm hiểu.
Sau khi đã lựa chọn và đưa ra được danh sách các tình nguyện viên cho cuộc phỏng vấn, chúng ta cần tiến tới bước tiếp theo – bước chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn
Ở bước này, chúng ta cần học cách đưa ra danh sách những câu hỏi bao quát (Overarching questions). Đây là những câu hỏi lớn liên quan đến những vấn đề mà bạn đang cố gắng tìm cách giải quyết và trả lời. Những câu hỏi này cần được ghi nhớ trong suốt quá trình thực hiện phỏng vấn và đáp án thường được đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng.
Sau khi đưa ra danh sách những câu hỏi bao quát, chúng ta cần chuẩn bị kịch bản phỏng vấn cho quá trình phỏng vấn của mình. Thông thường kich bản phỏng vấn các bên liên quan sẽ bao gồm 4 thành phần chính:
1. Overarching question – Câu hỏi tổng quát
• Câu hỏi lớn mà chúng ta đang cố gắng trả lời
• Luôn nhớ trong đầu câu hỏi lớn này xuyên suốt quá trình phát triển giao thức và phỏng vấn thực tế
2. Introduction – Phần giới thiệu
Ở phần giới thiệu, bạn cần khái quát được những thông tin cần nói cơ bản:
• Giới thiệu bản thân
• Mục đích của cuộc phỏng vấn
• Thời lượng phỏng vấn
• Những thông tin liên quan đến bảo mật và sự cho phép khi sử dụng thông tin (nếu có)
3. Main Interview – Phần phỏng vấn chính
Phần Main Interview được coi là phần quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình phỏng vấn.
Để thực hiện tốt phần này, khi viết kịch bản câu hỏi, bạn đọc càn nắm chắc một vài quy tắc như:
• Câu hỏi nên là câu hỏi mở, tránh những câu hỏi đóng như có hoặc không
• Kịch bản câu hỏi nên viết theo hướng như cuộc đối thoại, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được cuộc phỏng vấn tốt hơn
• Câu hỏi không nên quá chi tiết và theo cách hướng dẫn
• Luôn nhớ rõ toàn bộ câu hỏi cần phục vụ cho mục tiêu tìm lời giải đáp cho câu hỏi tổng quát (Overarching question)
Nếu bạn đang quan tâm đến Stakeholders Interview và muốn tìm hiểu thêm về các kỹ năng và kiến thức cần thiết Hãy theo dõi Capi News và Fanpage của Capi Demy để cập nhật những tin tức, kiến thức và xu hướng trong ngành UI/UX bạn nhé!
Các bạn có thể tham khảo khóa học UX Design tại Capi Demy nhé!
Liên hệ tư vấn theo:
Website:
Hotline: 0869 865 379
Email: capidemy@gmail.com
Địa chỉ:
Cơ sở HN: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở HCM: Số 14, đường số 3, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.