Tuy là một ngành về thiết kế nhưng đối với một UX Designer thì việc tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu người dùng là công việc chắc chắn phải nắm bắt rõ và việc tiến hành khảo sát thì thiết kế bảng hỏi để đi khảo sát là một cách thông dụng nhất tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể dễ dàng thiết kế ra các bảng hỏi vì sẽ có những sai lầm rất dễ mắc phải trong quá trình này vậy những sai lầm đó là những sai lầm nào? Hãy cùng Capi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
Những sai lầm dễ mắc phải trong việc thiết kế bảng hỏi khảo sát
1. Thiết kế bảng hỏi xác định sai mục tiêu khảo sát
Sai lầm đầu tiên trong việc thiết kế bảng hỏi khảo sát đó là không xác định đúng mục tiêu khảo sát. Bất cứ hoạt động nào, cả trong thiết kế UX/UI hay trong đời thường, chúng ta đều có thể đi đến sai lầm nếu xác định sai ngay từ bước mục tiêu: “Làm việc này để làm gì?”, “Tại sao tôi cần làm việc này?”. Đây là khó khăn cơ bản – khó khăn đầu tiên – cũng là khó khăn lớn nhất trong việc thiết kế bảng hỏi khảo sát. Bởi sai ngay từ bước ban đầu sẽ kéo theo sai lầm ngay ở các bước số hai, số ba,… tiếp theo. Giống như việc xây nhà, nếu hỏng ngay từ móng thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc đập đi xây lại.
Vậy làm thế nào để hạn chế được khó khăn này? Hãy thử nhớ lại lần gần nhất khi bạn tiến hành thiết kế một bảng khảo sát, bạn đã đặt bút xuống viết thật rõ ràng mục tiêu của khảo sát này là gì hay chưa. Nếu chưa, thì bạn nên làm việc đó ngay mỗi khi đối mặt với nhiệm vụ lên câu hỏi khảo sát. Và hãy dùng chính các mục tiêu bạn đã liệt kê ra để đối chiếu với các bước tiếp theo, các câu hỏi bạn sử dụng trong khảo sát.
2. Không biết nên đặt câu hỏi ra sao, bao nhiêu là đủ
Sai lầm tiếp theo trong việc thiết kế bảng hỏi khảo sát là không biết phải đặt bao nhiêu câu hỏi. Đây là một trong những khó khăn của việc thiết lập bảng hỏi. Bảng hỏi dài quá thì đáp viên sẽ không đủ kiên nhẫn và động lực để hoàn thành. Bảng hỏi ngắn quá thì chắc chắn là bạn đã bỏ sót rất nhiều thông tin.
Làm thế nào biết bao nhiêu là đủ? Liệu câu hỏi có bị lặp lại hay không?
Bên cạnh việc sử dụng hành trình người dùng (đi từ khi người dùng bắt đầu phát sinh nhu cầu, mong muốn của sản phẩm đến khi trở thành người dùng trung thành), bạn có thể sử dụng các yếu tố cấu thành nên một chân dung người dùng để làm các đầu mục lớn cho việc phát triển câu hỏi. Đặt câu hỏi dựa trên những đầu mục bạn liệt kê để hạn chế việc bị trùng lặp (cùng một nội dung nhưng hỏi nhiều lần). Không có một quy chuẩn nhất định cho việc bảng hỏi khảo sát nên có bao nhiêu câu hỏi. Nhưng bạn có thể kiểm soát tính tương đối bằng việc lựa chọn đúng các đầu mục lớn. Và lưu ý về giá trị đáp viên nhận được nếu hoàn thành bảng hỏi của bạn. Nếu bạn không cho họ bất cứ phần thưởng nào, hiển nhiên đừng bắt họ trả lời quá nhiều, vì đặt địa vị là chính mình, chúng ta cũng sẽ không sẵn sàng cung cấp thông tin, suy nghĩ, nhận định cá nhân cho bất cứ ai chỉ vì lòng tốt.
3. Không “kiểm thử” trước khi đưa vào khảo sát thực tế
Sai lầm cuối cùng trong việc thiết kế bảng hỏi khảo sát là không kiểm thử trước khi khảo sát thực tế. Có rất nhiều lý do dẫn tới việc quên bước thực hiện này trước khi nhóm phát triển sản phẩm đưa bảng câu hỏi khảo sát vào thực tế: không đủ thời gian để kiểm thử, không nhớ ra cần phải thực hiện bước kiểm thử, tin rằng bảng khảo sát mình làm và được “review” từ những bên liên quan đã đủ chính xác,…
Tuy nhiên, dù là lý do nào, thì xác suất sai sót và kém hiệu quả đều có thế xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của việc khảo sát – thông thường để tìm ra “insight” của người dùng.
Bởi người xây dựng bộ câu hỏi, hay thậm chí cả đội phát triển sản phẩm, đều là những người đã hiểu về bối cảnh sử dụng sản phẩm, mục tiêu mà nhóm muốn đạt được. Nhưng người dùng thì không. Họ hoàn toàn không có hoặc có rất ít ý niệm về nhiều chủ đề, câu hỏi bạn muốn khai thác. Vì vậy, góc nhìn của hai bên khi cùng đọc một nội dung có thể khác nhau. Nếu không kiểm thử bộ câu hỏi trước khi đưa vào thực tế, bạn hoàn toàn có thể đối mặt với sự khó hiểu và thắc mắc của người dùng về ngữ cảnh và ý nghĩa của những điều bạn viết ra. Nhưng nhớ rằng, bảng khảo sát gửi đi, đáp viên là những người “ẩn mình” sau bảng khảo sát vì họ không ở trực tiếp cạnh bạn để nghe bất cứ phân trần hay giải thích nào cả.
Bài viết được chia sẻ bởi chị Nguyễn Lê Phương Anh – Giảng viên tại Capi Demy
Tổng kết
Qua bài viết trên thì Capi mong rằng bạn có cái nhìn rõ hơn về việc thiết kế bảng hỏi khảo sát đối với một UX Designer cũng như rút ra được những kinh nghiệm từ những chia sẽ đó cho việc khảo sát sau này của bản thân nha!
Tham khảo thêm thông tin về khóa học tại: https://capidemy.vn/khoa-hoc/tat-ca-khoa-hoc/
Thông tin liên hệ tư vấn:
Fanpage: CapiDemy
Email: capidemy@gmail.com
Website: Capidemy.vn
Address: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội