Bước nghiên cứu trong quá trình làm sản phẩm UI UX là một bước khá quan trọng tuy nhiên không tiến hành nó cũng không sao cả, sản phẩm của bạn vẫn hình thành được. Bạn có thể dựa trên rất nhiều yếu tố để xây dựng được một sản phẩm hoàn chỉnh (mà không cần đến yếu tố nghiên cứu người dùng), ví dụ như dựa vào nguồn lực vốn có của doanh nghiệp, dựa vào định hình, tưởng tượng và kì vọng của bạn về thị trường, dựa vào cảm quan cá nhân của đội ngũ phát triển,… Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay nghe thấy những câu như “Anh thích…”, “Anh nghĩ rằng…”, “Chị thấy nó phù hợp với…” Nhưng liệu người dùng có “thích”, có “nghĩ” như chúng ta?
Bỏ qua bước nghiên cứu khi làm sản phẩm UI UX thì sao
1. Sản phẩm UI UX không phù hợp với người dùng
Nếu bỏ qua bước nghiên cứu người dùng, nghĩa là chúng ta chấp nhận bỏ qua việc người dùng thực sự nghĩ (THINK) gì, từ chối lắng nghe họ nói (SAY) gì, không quan sát xem họ làm (DO) gì, và càng không quan tâm đến việc họ cảm thấy (FEEL) như thế nào.
Vậy, bạn đang tạo ra sản phẩm để người khác dùng, hay để chính bạn dùng?
Nếu câu trả lời là cho chính bạn dùng, vậy sẽ có bao nhiêu người cũng là “chính bạn”, liệu số lượng đó có đủ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp?
Còn nếu câu trả lời là bạn tạo ra sản phẩm để mọi người dùng, vậy tại sao bạn lại không lắng nghe họ, không để cho họ được nói về những vấn đề và sự khó chịu mà họ đang phải đối mặt hàng ngày?
2. Sản phẩm UI UX không đáp ứng được thị trường
Khi sản phẩm không phù hợp với người dùng, nghĩa là nó không có tác dụng giúp họ giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, và sản phẩm cũng không có bất cứ một lợi thế cạnh tranh nào khi đứng cạnh các đối thủ khác.
Một trong những lý do Grab thành công tại Việt Nam và loại bỏ Uber ra khỏi cuộc chơi, chính là sự phù hợp khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Ở nhiều thành phố, Grab thậm chí còn phát triển dịch vụ Grab Bike trước cả Grab Car, do di chuyển bằng xe máy vẫn là phương tiện phổ biến của người Việt, giá thành rẻ và tối ưu hơn với địa hình nhiều… ngõ ngách tại Việt Nam. Đó là thành quả của việc nghiên cứu về hành vi đặc trưng của người Việt để đưa ra những giải pháp thực sự “địa phương hóa” (localization) với thị trường.
3. Sản phẩm UI UX sẽ dễ dàng bị đào thải theo thời gian
Vì sản phẩm không phù hợp với người dùng và cũng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên dần dần sẽ không còn ai sử dụng hay có nhu cầu tiếp cận sản phẩm. Khi khách hàng không còn, lợi ích về mặt kinh doanh sẽ mất đi. Đây là lúc sản phẩm đứng trước quyết định “khai tử” của doanh nghiệp.
4. Không nghiên cứu, mọi lý luận của bạn là vô nghĩa
Mình đã gặp rất nhiều trường hợp khách hàng của mình phản đối đề xuất thiết kế của team, và chỉ đưa lại những câu trả lời rất chung chung như “anh nghĩ cái A này sẽ phù hợp với người dùng hơn cái B của bọn em”.
Giả sử nếu lúc đó mình không thực hiện việc nghiên cứu người dùng, vậy thì lý lẽ của mình để bảo vệ ý kiến của team cũng sẽ lại chung chung y như những gì mình vừa phải nghe, rằng “không, em thấy cái B phù hợp hơn”. Hoặc khá khẩm hơn một chút sẽ là “không, theo kinh nghiệm của em thì…”
Nhưng, thay vì vậy, mình hoàn toàn có thể đưa ra phản biện dựa trên những số liệu rất thực tế rằng, phương án B này mình đã tiến hành kiểm thử nhanh với 10 hay 100 người dùng, và họ hài lòng với phương án B hơn phương án A đến 67%.
Thời đại của data, chúng ta hãy tập nói chuyện bằng dữ liệu.
Bài viết được chia sẻ bởi chị Nguyễn Lê Phương Anh – Giảng viên tại Capi Demy
Tổng kết
Qua bài viết trên Capi mong rằng bạn đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc làm bước nghiên cứu khi làm 1 sản phẩm UI UX. Nếu có bất kì góp ý hay thắc mắc nào hay gửi tới fanpage Capi Demy để được giải đáp nhanh nhất nha!
Tham khảo thêm thông tin về khóa học tại: https://capidemy.vn/khoa-hoc/tat-ca-khoa-hoc/
Thông tin liên hệ tư vấn:
Fanpage: Capi Demy
Email: capidemy@gmail.com
Website: Capidemy.vn
Address: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội