Với những bạn trẻ đang hoặc sẽ có dự định chuyển từ Graphic Design sang UX Design thì đều có những nỗi bận tâm về ngành và chưa thực sự sẵn sàng chuyển qua lĩnh vực mới . Nếu bạn đang do dự với lựa chọn của mình thì bài viết này chính là động lực giúp bạn tiến tới việc đưa ra quyết định cho sự nghiệp của chính bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm góc nhìn cụ thể về những khác biệt và lợi thế giữa Graphic Design và UX Design ngay dưới đây
1. Thế nào là User Experience và User Experience Design?
Thế nào là trải nghiệm người dùng?
User Experience – Trải nghiệm người dùng là cách mà người dùng cảm nhận về một sản phẩm khi sử dụng sản phẩm đó. Các nhà thiết kế UX có xu hướng quan tâm đến 3 yếu tố chính:
– Giao diện của sản phẩm (Look),
– Cảm giác của sản phẩm đó (Feel)
– Khả năng sử dụng của sản phẩm đó (Usability).
Để hiểu đơn giản hơn, yếu tố giao diện của sản phẩm(Look) chủ yếu tập trung vào việc tạo nên vẻ ngoài trực quan cho sản phẩm và phải đáp ứng được những mong đợi của người dùng về sản phẩm.Yếu tố Cảm giác của sản phẩm (Feel) hướng tới việc mang lại “niềm vui khi sử dụng”, cung cấp một trải nghiệm thú vị cho người dùng. Cuối cùng là khả năng sử dụng của sản phẩm đó (Usability) – đây là nền tảng của trải nghiệm người dùng. Các nhà thiết kế UX muốn tạo ra các sản phẩm lý tưởng nhất là có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng.
2. Đâu là điểm chung giữa Graphic Design và UX Design ?
Điểm chung giữa Graphic Design và UX Design
-
Emotional Design – Thiết kế định hướng cảm xúc
Cả Graphic Designer lẫn UX Designer sẽ đều tập trung vào việc định hướng cảm xúc của người dùng thông qua những yếu tố như hình ảnh, màu sắc, font chữ…Ngoài ra UX Design cần có một cái nhìn rộng hơn về toàn bộ trải nghiệm của người dùng với sản phẩm như thiết kế chuyển động, tông màu của nội dung và cấu trúc thông tin, cùng những thứ khác liên quan đến trải nghiệm người dùng
-
Creative thinking – Tư duy sáng tạo
Với Graphic Designer, tư duy sáng tạo được thể hiện thông qua việc dung hòa giữa những quy chuẩn thiết kế để truyền tải thông điệp hiệu quả và màu sắc cá nhân đầy độc đáo. UX Designer phải tạo ra các sản phẩm giải quyết được các vấn đề của người dùng—và đôi khi, các giải pháp thông thường không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất hoặc phù hợp nhất.
-
Prototyping – Nguyên mẫu
Graphic Designer và UX Designer thường tạo các mô hình như mockup, wireframe và prototype cho thiết kế của họ trước khi cung cấp một thiết kế hoàn chỉnh. Nó tạo cơ hội cho khách hàng đưa ra phản hồi về thiết kế của họ và để họ cải thiện chúng mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu. Đối với UX Design còn phải quan tâm đến “người dùng cảm thấy như thế nào”
3. Những điểm khác biệt giữa Graphic Design và UX Design
Điểm khác biệt giữa Graphic Design và UX Design
-
Pixel-focused vs User-focused
Graphic Designer có xu hướng theo đuổi sự hoàn hảo trong thiết kế của họ và đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với nguyên tắc thương hiệu, trong khi đó các nhà thiết kế UX tập trung vào người dùng và tìm cách đáp ứng các nhu cầu chính của họ. Các Graphic Design đang tìm cách chuyển hướng nghề nghiệp sẽ cần thực hiện một lượng công việc đáng kể để tìm ra cách tiến hành nghiên cứu người dùng
-
Iterative problem solving – Một quá trình liên tục tìm kiếm lời giải
Khác biệt so với Graphic Design, UX Design là một quá trình dài yêu cầu giải quyết vấn đề. Bắt đầu từ việc nghiên cứu người dùng để định nghĩa vấn đề, tìm kiếm các giải pháp phù hợp, sau đó tới bước thiết kế giải pháp. Các thiết kế sau đó được thử nghiệm với người dùng để xem liệu nghiên cứu có dẫn đến các giải pháp phù hợp hay không. Các thiết kế liên tục được lặp lại cho đến khi nghiên cứu xác nhận rằng chúng đủ tốt. Khi sản phẩm được ra mắt, quá trình thiết kế chưa kết thúc. Thiết kế sẽ được thử nghiệm liên tục và phản hồi của người dùng sẽ được thực hiện, lặp lại một vòng nghiên cứu người dùng mới.
-
Specialized vs Multidisciplinary (Tập trung vs Đa dạng lĩnh vực)
Graphic Design là một bộ môn chuyên biệt, đòi hỏi phải có trình độ tay nghề nhất định và tập hợp các kỹ năng chuyên môn về kiểu chữ và lý thuyết màu sắc,… để tạo ra hình ảnh tuyệt vời. Trong khi đó UX Design sẽ tập trung đến đa dạng lĩnh vực hơn như các phương pháp nghiên cứu người dùng, tâm lý học con người, kiến trúc thông tin…
4.Những lợi thế vượt trội từ kinh nghiệm Graphic Design chuyển sang UX Design
Lợi thế từ kinh nghiệm
-
Gu thẩm mỹ trong thiết kế
Lợi thế được cho là lớn nhất của Graphic Designer khi chuyển qua UX Design là có thể làm mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn.Thiết kế có tính thẩm mỹ cao đã được nghiên cứu rằng nó có khả năng khiến cho người dùng thoải mái hơn, tạo ấn tượng ban đầu tích cực và thể hiện rằng bạn quan tâm đến người dùng.
-
Quy chuẩn và Xu hướng trong thiết kế
Xuất thân từ Graphic Design là đã nắm vững thuật ngữ thiết kế mà còn có khả năng bạn đã quen thuộc với các quy ước và xu hướng trong thiết kế web hoặc ứng dụng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thích nghi nhanh hơn với vai trò thiết kế UX so với người không có nền tảng về thiết kế.
5. Cách nâng cao kĩ năng của bạn để chuyển từ Graphic Design sang UX Design
Nâng cao kĩ năng khi chuyển từ Graphic Design sang UX Design
– Để trau dồi kiến thức và kỹ năng liên quan đến UX Design, hãy tập trung vào các khóa học trực tuyến như IDF (Interaction Design Foundation), Coursera, hoặc Udemy, cũng như các khóa học theo lớp tại Nielsen Norman Group hoặc General Assembly.
– Đồng thời, hãy xây dựng mối quan hệ với những người đi trước và theo dõi những thành viên có sức ảnh hưởng trong cộng đồng UX.
– Cuối cùng, để tăng tốc cho sự nghiệp của bạn, hãy tìm kiếm một mentor – một người đã từng trở thành UX Designer từ một Graphic Designer.
Chìa khóa thực sự cho các nhà thiết kế đồ họa là hiểu nghiên cứu người dùng dưới mọi hình thức.
Hãy theo dõi Capi News và Fanpage của Capi Demy để cập nhật những tin tức, kiến thức và xu hướng trong ngành UI/UX bạn nhé!
Các bạn có thể tham khảo khóa học UX Design tại Capi Demy nhé!
Liên hệ tư vấn theo:
Website:
Hotline: 0869 865 379
Email: capidemy@gmail.com
Địa chỉ:
Cơ sở HN: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở HCM: Số 14, đường số 3, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.