Mọi sản phẩm mới, cho dù đó là một ứng dụng hay một đối tượng vật lý, đều tuân theo một loạt các bước cụ thể đưa nó từ lần đầu tiên nảy ra ý tưởng cho đến khi phát hành sản phẩm cuối cùng. Đây được gọi là vòng đời phát triển sản phẩm và nó có năm giai đoạn: động não, xác định, thiết kế, thử nghiệm và triển khai. Tùy thuộc vào nơi bạn làm việc, tên chính xác của mỗi giai đoạn có thể khác nhau một chút, nhưng quy trình tổng thể nói chung là giống nhau. Xung quanh vòng tròn có các biểu tượng cho từng giai đoạn của vòng đời – Đưa ra ý tưởng (Brainstorm), xác định, thiết kế, kiểm tra, khởi chạy.
Trong bài đọc này, bạn sẽ khám phá vòng đời phát triển sản phẩm và cách thiết kế UX phù hợp với từng giai đoạn. Sự thành công của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào sự hoàn thành của giai đoạn trước, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện chúng theo thứ tự.
1. Đưa ra ý tưởng cho vòng đời phát triển
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng vòng đời phát triển sản phẩm. Trong quá trình nghĩ tưởng cho sản phẩm, nếu nhóm của bạn nhận biết được vấn đề của người dùng và bắt đầu với danh sách vấn đề đó thì quả là một điều tuyệt vời.
Giai đoạn lý tưởng để điều tra về sản phẩm của đối thủ và tìm hiểu xem liệu đã có sản phẩm cùng loại trên thị trường hay chưa. Nếu muốn sản phẩm mình sẽ chen vào một góc nhỏ mà chưa ai tìm ra, hay là giải quyết vấn đề tốt hơn các sản phẩm hiện có thì bạn nên nghiên cứu cả đối thủ lẫn người dùng để nhận ra được vấn đề cần giải quyết.
Một điều nữa cần lưu ý: Một nhà thiết kế UX tại một công ty lớn có thể không tham gia nhiều vào giai đoạn thảo luận. Nhưng một nhà thiết kế UX tại một công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể đóng một vai trò lớn trong giai đoạn này.
2. Xác định mục tiêu của sản phẩm
Ở giai đoạn thứ hai, các nhà thiết kế UX, các nhà nghiên cứu UX, quản lý dự án và các bên liên quan đến sản phẩm sẽ xác định mục tiêu cho sản phẩm thông qua các câu hỏi sau:
– Sản phẩm dành cho ai?
– Sản phẩm sẽ làm gì?
– Những tính năng nào cần có để sản phẩm thành công?
Trong giai đoạn xác định, hãy thu hẹp phạm vi ý tưởng và tập trung vào vấn đề cốt lõi. Bởi một sản phẩm không thể giải quyết mọi vấn đề của người dùng. Ở giai đoạn này, một nhà thiết kế UX có thể giúp nhóm xác định trọng tâm của ý tưởng, nhưng người dẫn đầu sản phẩm có thể sẽ là người xác định phạm vi của dự án.
Những nghiên cứu bạn hoàn thành trong giai đoạn Brainstorm giờ đây sẽ được sử dụng. Hãy tận dụng những thông tin bạn có được để chỉ ra vấn đề tiềm năng người dùng có thể gặp phải. Bạn không nên chỉ suy đoán những vấn đề của người dùng mà nên quan sát và hỏi họ.
3. Thiết kế cho vòng đời phát triển
Giai đoạn thứ ba của vòng đời phát triển sản phẩm là thiết kế. Tại đây, các nhà thiết kế UX sẽ thực sự tỏa sáng! Họ sẽ bắt đầu phát triển các ý tưởng cho sản phẩm:
– Vẽ Wireframe: các đường viền, bản phác thảo sản phẩm.
– Tạo ra các nguyên mẫu (Prototypes): các mô hình ban đầu của một sản phẩm truyền đạt chức năng của nó.
Người viết UX (UX Writers) cũng tham gia vào giai đoạn thiết kế và có thể làm những việc như viết nhãn nút trong nguyên mẫu của sản phẩm.
Trong giai đoạn này, các nhà thiết kế UX cần đảm bảo tất cả các thông số kỹ thuật của sản phẩm (đã nêu trong giai đoạn Define) vào trong Wireframe của mình. Hãy kiểm tra và đảm bảo mỗi phần của thiết kế đều hòa hợp, dễ dàng và thân thiện với người dùng.
Các nhà thiết kế UX đảm bảo rằng mỗi nhiệm vụ mà người dùng cần hoàn thành đều dễ hiểu khi họ thao tác thực tế trên sản phẩm thông qua màn hình. Ví dụ, khi một mặt hàng được thêm vào rỏ hàng, với mỗi tương tác như nhấn vào một nút chẳng hạn như điều hướng từ trang chủ đến trang xác nhận thanh toán trong một ứng dụng thì các nhà thiết kế UX phải đảm bảo rằng mỗi tác vụ mà người dùng cần hoàn thành phải rõ ràng và dễ hiểu.
4. Thử nghiệm vòng đời phát triển
Tiếp đến thiết kế sẽ đi vào giai đoạn thử nghiệm. Các nhà thiết kế UX làm việc với các kỹ sư để phát triển các nguyên mẫu (prototypes) chức năng đúng thiết kế ban đầu, bao gồm các chi tiết và tính năng phù hợp với thương hiệu của công ty (phông chữ, màu sắc). Điều này cũng có nghĩa hoàn thiện cấu trúc tổng thể của sản phẩm.
Hoặc, nếu bạn muốn kiểm tra các thiết kế của mình sớm hơn, một tùy chọn khác là kiểm tra một nguyên mẫu đang hoạt động của sản phẩm, sử dụng một công cụ thiết kế như Figma hoặc Adobe XD. Bạn sẽ tạo được nguyên mẫu thiết kế (Prototype) của mình.
Ở bước này, các thiết kế của bạn sẽ trải qua ba giai đoạn:
– Kiểm tra nội bộ công ty, làm việc với các bên liên quan
– Kiểm tra bên ngoài với khách hàng (người dùng) tiềm năng.
Việc chạy các thử nghiệm này thường là trách nhiệm của nhà nghiên cứu UX trong nhóm của bạn:
– Đầu tiên, nhóm sẽ kiểm tra nội bộ sản phẩm để tìm ra các trục trặc kỹ thuật và các vấn đề khả dụng. Còn được gọi là thử nghiệm Alpha (Alpha Testing).
– Sau đó, sản phẩm sẽ được các bên liên quan kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tầm nhìn của công ty, đáp ứng các nguyên tắc pháp lý về khả năng tiếp cận và tuân theo các quy định của chính phủ về quyền riêng tư chẳng hạn.
– Cuối cùng, khách hàng tiềm năng sẽ được trải nghiệm và đánh giá. Đây là lúc để biết rằng liệu sản phẩm có cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hay không, nghĩa là nó đáp ứng được những yếu tố như sử dụng được (usable), công bằng (equitable), thú vị (enjoyable) và hữu ích (useful). Hay còn gọi là thử nghiệm Beta (Beta Testing).
Thu thập và thực hiện phản hồi ở giai đoạn này là rất quan trọng. Nếu người dùng thất vọng hoặc bối rối trước sản phẩm của bạn, các nhà thiết kế UX phải thực hiện các điều chỉnh cho phiên bản mới. Sau đó, các thiết kế được thử nghiệm một lần nữa, cho đến khi có ít hoặc không còn những than phiền của khách hàng về sản phẩm nữa.
Nhóm của bạn có thể xoay vòng giữa việc thiết kế và thử nghiệm một vài lần trước khi bạn sẵn sàng ra mắt sản phẩm.
5. Triển khai quảng bá sản phẩm
Giai đoạn cuối, ra mắt và sản phẩm được tung ra thị trường! Bao gồm như đưa sản phẩm lên Google Play Store hay Apple’s App Store, thiết lập website ,…
Giai đoạn ra mắt là thời điểm bắt đầu quảng bá sản phẩm. Nhóm tiếp thị (Marketing) có thể giới thiệu/quảng bá sản phẩm mới trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc xuất bản thông cáo báo chí. Nhóm hỗ trợ khách hàng sẽ tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm.
Các nhà quản lý chương trình (Program managers) cũng gặp các nhóm để thu thập thông tin:
– Sản phẩm hoạt động như thế nào? Điều gì tốt? Điều gì chưa tốt và cần cải thiện hơn?
– Mục tiêu có đạt được không?
– Các mốc thời gian có đáp ứng đúng không?
Dành thời gian cho sự phản ánh này là cực kỳ quan trọng, vì nó có thể giúp cải thiện quy trình về sau.
Bây giờ bạn đã hiểu cách sản phẩm được phát triển và vai trò của nhà thiết kế UX trong vòng đời. Ở mọi nơi bạn nhìn, bạn sẽ tìm thấy các sản phẩm thuộc đủ loại – lớn, nhỏ, vật lý hoặc kỹ thuật số – đã trải qua quá trình này. Bạn càng thấy ý định và suy nghĩ được đưa vào các vật dụng hàng ngày, bạn càng tiến gần đến việc trở thành một nhà thiết kế UX!
Hãy theo dõi Capi News và Fanpage của Capi Demy để cập nhật những tin tức, kiến thức và xu hướng trong ngành UI/UX bạn nhé!
Các bạn có thể tham khảo khóa học UX Design tại Capi Demy nhé!
Liên hệ tư vấn theo:
Website:
Hotline: 0869 865 379
Email: capidemy@gmail.com
Địa chỉ:
Cơ sở HN: Tầng 6, số 35 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở HCM: Số 14, đường số 3, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.